keyvisual

Giới thiệu khóa học

Nội dung khóa học

  • Các bạn sẽ được học tiếng Nhật từ cơ bản để ứng dụng, mục tiêu đạt được trình độ năng lực Nhật ngữ N3~N1 trước khi tốt nghiệp.
  • Hỗ trợ các bạn thực hiện mục tiêu học lên các trường cao học, đại học, chuyên môn của Nhật, và sinh sống, làm việc tại Nhật Bản trong tương lai.
picture_01
Khóa học 2 năm Khóa học 1.5 năm
Thời gian nhập học Tháng 4 Tháng 10
Thời gian học tiếng Nhật 2 năm 1 năm 6 tháng
Thời gian học hằng tuần 20 tiếng/ tuần (4 tiếng/ ngày) 20 tiếng/ tuần (4 tiếng/ ngày)


Chương trình học tập

Điểm nổi bật

  • Chương trình học được chia làm 5 cấp độ, từ sơ cấp đến cao cấp.
  • Mỗi lớp gồm không quá 20 học sinh cùng trình độ.
  • Học sinh năm thứ hai học buổi sáng, học sinh năm nhất học buổi chiều. (Tổng số giờ học trong 1 năm khoảng 800 giờ)
  • Tổ chức thi thử kỳ thi năng lực tiếng Nhật để các bạn có thể đạt điểm cao nhất.
  • Trường có đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm và sát sao trong việc định hướng sau khi tốt nghiệp cho từng học sinh.

Thời gian học

Học sinh năm thứ hai 9:10~12:20 4 tiết x 45 phút 5 buổi/ tuần (từ thứ 2 đến thứ 6)
Học sinh năm nhất 13:10~16:20 4 tiết x 45 phút 5 buổi/ tuần (từ thứ 2 đến thứ 6)

Biểu đồ cấp độ học tập và thời gian học

Sơ cấp I
Sơ cấp II
Trung cấp I
Trung cấp II
Cao cấp
N1
N2
N3
N4
0 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
15 tháng
18 tháng
21 tháng
24 tháng

Danh mục các cấp học

Giáo trình chính Chi tiết Luyện thi JLPT
Sơ cấp I

Giáo trình Minanonihongo Sơ cấp 1

(Bài 1 ~ bài 25)

Ngoài ra có nhiều giáo trình phụ khác

(Nghe hiểu, đọc hiểu, viết văn,..)

Trình độ sơ cấp I hướng tới trình độ tiếng Nhật có thể thực hiện những đoạn hội thoại cần thiết trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
Sơ cấp II

Giáo trình Minanonihongo Sơ cấp 2

(Bài 25 ~ bài 50)

Ngoài ra có nhiều giáo trình phụ khác

(Nghe hiểu, đọc hiểu, viết văn,..)

Trình độ sơ cấp II hướng tới trình độ tiếng Nhật có thể truyền tải được suy nghĩ, nguyện vọng của bản thân khi cần thiết. Trình độ sơ cấp I, II đều tập trung rèn luyện 4 kỹ năng Nghe - Nói - Đọc - Viết để học sinh có thể vui vẻ học một cách tự nhiên nhất. Mục tiêu đỗ N4
Trung cấp I

Giáo trình Chyukyu he ikou

(Bài 1 ~ bài 10)

Tập trung ứng dụng những kiến thức tiếng Nhật cơ bản đã học ở lớp sơ cấp, đồng thời rèn luyện khả năng giao tiếp tiếng Nhật trôi chảy để xây dựng các mối quan hệ trong đời sống. Rèn luyện khả năng tổng hợp ý kiến của bản thân về các vấn đề thường nhật trong cuộc sống, và cách trình bày ý kiến của bản thân. Mục tiêu đỗ N3
Mỗi giáo trình đều gồm các môn: từ vựng, ngữ pháp, nghe hiểu, đọc hiểu
Trung cấp II

Giáo trình Chyukyu o manabou

(bài 1 đến bài 8)

Phát triển các kỹ năng ở Trung cấp I, đồng thời nâng cao khả năng vận dụng thực tế và các kỹ năng cao hơn. Theo đó, rèn luyện cho học sinh khả năng có thể tự tổng hợp, tóm tắt và trình bày ý kiến của bản thân về các vấn đề phức tạp xảy ra trong cuộc sống hằng ngày. Mục tiêu đỗ N2
Mỗi giáo trình đều gồm các môn: từ vựng, ngữ pháp, nghe hiểu, đọc hiểu
Cao cấp Đọc báo, viết luận văn Bồi dưỡng năng lực tiếng Nhật nâng cao, giúp các bạn học sinh có thể đọc hiểu được báo chí và xem được tin tức tiếng Nhật hằng ngày, đồng thời cũng có thể trình bày được các ý kiến của bản thân với đối phương. Hơn nữa, để giúp học sinh có thể nêu quan điểm của mình một cách hiệu quả nhất, học sinh cũng sẽ được học cách thảo luận, phản biện, hùng biện, thuyết trình,…trong các giờ học tại trường. Mục tiêu đỗ N1
Mỗi giáo trình đều gồm các môn: từ vựng, ngữ pháp, nghe hiểu, đọc hiểu

Sơ cấp I

  • Giáo trình chính
    Giáo trình Minanonihongo Sơ cấp 1 (Bài 1 ~ bài 25) Ngoài ra có nhiều giáo trình phụ khác (Nghe hiểu, đọc hiểu, viết văn,..)
  • Chi tiết
    Trình độ sơ cấp I hướng tới trình độ tiếng Nhật có thể thực hiện những đoạn hội thoại cần thiết trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

Sơ cấp II

  • Giáo trình chính
    Giáo trình Minanonihongo Sơ cấp 2 (Bài 25 ~ bài 50)
    Ngoài ra có nhiều giáo trình phụ khác (Nghe hiểu, đọc hiểu, viết văn,..)
  • Chi tiết
    Trình độ sơ cấp II hướng tới trình độ tiếng Nhật có thể truyền tải được suy nghĩ, nguyện vọng của bản thân khi cần thiết. Trình độ sơ cấp I, II đều tập trung rèn luyện 4 kỹ năng Nghe - Nói - Đọc - Viết để học sinh có thể vui vẻ học một cách tự nhiên nhất.
  • Luyện thi JLPT
    Mục tiêu đỗ N4

Trung cấp I

  • Giáo trình chính
    Giáo trình Chyukyu he ikou (Bài 1 ~ bài 10)
  • Chi tiết
    Tập trung ứng dụng những kiến thức tiếng Nhật cơ bản đã học ở lớp sơ cấp, đồng thời rèn luyện khả năng giao tiếp tiếng Nhật trôi chảy để xây dựng các mối quan hệ trong đời sống.
    Rèn luyện khả năng tổng hợp ý kiến của bản thân về các vấn đề thường nhật trong cuộc sống, và cách trình bày ý kiến của bản thân.
  • Luyện thi JLPT
    Mục tiêu đỗ N3
    Mỗi giáo trình đều gồm các môn: từ vựng, ngữ pháp, nghe hiểu, đọc hiểu

Trung cấp II

  • Giáo trình chính
    Giáo trình Chyukyu o manabou (bài 1 đến bài 8)
  • Chi tiết
    Phát triển các kỹ năng ở Trung cấp I, đồng thời nâng cao khả năng vận dụng thực tế và các kỹ năng cao hơn.
    Theo đó, rèn luyện cho học sinh khả năng có thể tự tổng hợp, tóm tắt và trình bày ý kiến của bản thân về các vấn đề phức tạp xảy ra trong cuộc sống hằng ngày.
  • Luyện thi JLPT
    Mục tiêu đỗ N2
    Mỗi giáo trình đều gồm các môn: từ vựng, ngữ pháp, nghe hiểu, đọc hiểu

Cao cấp

  • Giáo trình chính
    Đọc báo, viết luận văn
  • Chi tiết
    Bồi dưỡng năng lực tiếng Nhật nâng cao, giúp các bạn học sinh có thể đọc hiểu được báo chí và xem được tin tức tiếng Nhật hằng ngày, đồng thời cũng có thể trình bày được các ý kiến của bản thân với đối phương.
    Hơn nữa, để giúp học sinh có thể nêu quan điểm của mình một cách hiệu quả nhất, học sinh cũng sẽ được học cách thảo luận, phản biện, hùng biện, thuyết trình,…trong các giờ học tại trường.
  • Luyện thi JLPT
    Mục tiêu đỗ N1
    Mỗi giáo trình đều gồm các môn: từ vựng, ngữ pháp, nghe hiểu, đọc hiểu

Lịch học trong năm

Mùa xuân (tháng 4, 5, 6)
・Lễ khai giảng Định hướng
・Học kỳ mới Buổi học đầu tiên
・Kỳ thi dành cho du học sinh lần 1 (EJU)
・Thi giữa kỳ 1
・Thi thử JLPT
Mùa hè (tháng 7, 8, 9)
・Kỳ thi Năng lực Nhật ngữ lần 1 (JLPT)
・Nghỉ hè
・Thi cuối kỳ 1
・Thi thử JLPT
Mùa thu (tháng 10, 11, 12)
・Học sinh kỳ tháng 10 nhập học Định hướng
・Bắt đầu kỳ học mới
・Kỳ thi dành cho du học sinh lần 2 (EJU)
・Kỳ thi Năng lực Nhật ngữ lần 2 (JLPT)
・Thi giữa kỳ 2
・Thi thử JLPT
Mùa đông (tháng 1, 2, 3)
・Cuộc thi hùng biện
・Thi cuối kỳ 2
・Thi tốt nghiệp
・Lễ tốt nghiệp
・Nghỉ xuân

Các giáo trình đang được sử dụng

Ví dụ về các giáo trình đang được sử dụng tại khoa tiếng Nhật trường chuyên môn thông tin Chuo
Tiền giáo trình đã bao gồm tiền sách giáo khoa và tất cả các tài liệu phụ, tài liệu ôn thi JLPT khác.
*Tuỳ thuộc vào trình độ và tiến độ học mà tài liệu giảng dạy có thể thay đổi.

Định hướng học lên

Tại khoa tiếng Nhật, các bạn sẽ được định hướng học lên phù hợp với mục tiêu tiến học của từng người.
Vì số học sinh ít, nên các thầy cô sẽ có nhiều thời gian dành cho các bạn hơn.

Hỗ trợ cho đến khi vào được trường bạn mong muốn

  • Cùng với việc cung cấp các thông tin của các trường, thầy cô sẽ giúp đỡ để các bạn có thể dễ dàng xây dựng mục tiêu riêng thi vào đại học, cao học, chuyên môn
  • Thảo luận riêng với giáo viên chủ nhiệm lớp để quyết định về con đường đi sắp tới
  • Mời người phụ trách của các trường đại học, chuyên môn tới để giải thích về thông tin tuyển sinh của trường
  • Luyện thi JLPT, EJU, viết luận văn, luyện phỏng vấn
  • Luyện phỏng vấn riêng một cách cẩn thận cho từng bạn trước ngày thi phỏng vấn

Định hướng tương lai xa sau khi tiến học

Gần đây, trường hợp học sinh sau khi tốt nghiệp trường tiếng, học lên trường khác nhưng không gia hạn được visa và phải về nước ngày càng tăng.
Khi còn đang học tại trường tiếng, các bạn sẽ vi phạm luật của cục xuất nhập cảnh nếu như các bạn làm thêm quá thời gian đã được quy định. Trong trường hợp này, các bạn sẽ không thể gia hạn được visa, và cũng sẽ không lấy lại được tiền học phí đã nộp cho trường mà bạn đã học lên.
Tại khoa tiếng Nhật trường chuyên môn thông tin Chuo bạn sẽ được định hướng về việc đi làm thêm và thu nhập từ việc làm thêm.

Thành tích học lên

Đại học, cao học

Trường đại học quốc lập, công lập

Đại học Tokyo, Đại học công nghiệp Tokyo, Đại học thông tin điện tử, Đại học công-nông nghiệp Tokyo, Đại học nghệ thuật Tokyo, Đại học thủ đô Tokyo, Đại học hàng hải Tokyo, Đại học quốc lập Yokohama, Đại học Saitama, Đại học Kobe, Đại học Shinshyu, Đại học Nigata, Đại học Gunma, Đại học kinh tế Takasaki, Đại học tỉnh Iwate, Đại học giáo dục Joetsu, Đại học ngoại ngữ thành phố Kobe, Viện Khoa học và Công nghệ Tiên tiến Nhật Bản,...

Trường đại học tư

Đại học Waseda, Đại học Meiji, Đại học Chuo, Học viện Aoyama, Đại học Hosei, Đại học khoa học Tokyo, Đại học Dokkyo, Đại học Komazawa, Đại học Toyo, Đại học Tenburu, Đại học Kanagawa, Đại học Nhật Bản, Đại học Asia, Đại học Obirin, Đại học Takushoku, Đại học văn hoá Daito, Đại học Teikyo, Đại học điện Tokyo, Đại học Soka, Đại học ngoại ngữ Kanda, Đại học công nghiệp Shibaura, Đại học quốc tế Tokyo, Học viện Tokyo kasei, Đại học Meikai, Đại học Shobi, Đại học Seibu bunri, Đại học Seigakuin, Đại học Josai, Học viện Kanto, Đại học Shyumei, Đại học Kaetsu, Đại học công nghiệp Fukui, Học viện Aikoku, Đại học Digital Hollywood, Đại học Surugadai,....

Cao đẳng, trung cấp

Trường chuyên môn thông tin Chuo, Trường chuyên môn Waseda Bunri, Trường trung cấp Honda-Kanto, Trường trung cấp Toyota-Tokyo, Trường cao đẳng điện tử Nhật Bản, Trường cao đẳng kinh doanh quốc tế Tokyo, Trường chuyên môn IT-kế toán Tokyo, Trường cao đẳng du lịch và khách sạn Surugadai, Trường cao đẳng kinh doanh- ngoại ngữ Tokyo, Trường chuyên môn sức khoẻ y tế Nhật Bản, trường chuyên môn ngoại ngữ Nhật Bản, Trường cao đẳng ô tô Kanto, Trường chuyên môn thiết kế thời trang Yokohama, trường chuyên môn công nghệ thông tin - kinh doanh Meisei, Trường chuyên môn kinh doanh Nakano,...và rất nhiều các trường khác.